Giới thiệu

Theo Wikipedia, Múa ba lê (hay múa ballet, bắt nguồn từ từ tiếng Pháp ballet /balɛ/) là một loại hình vũ kịch có nguồn gốc xuất xứ từ triều đình Ý và được phát triển tại Pháp, Nga, Mỹ và Anh thành dạng múa phối hợp. Đây là một dạng múa kỹ thuật hình thể với ngôn từ riêng của mình. Loại hình nghệ thuật này có tầm ảnh hưởng toàn cầu và được giảng dạy tại các trường múa trên khắp thế giới.

Dân vũ hay điệu múa dân gian (tiếng Anh: folk dance) là những vũ đạo phản ánh cuộc sống của người dân một quốc gia hoặc một khu vực lãnh thổ nhất định. Thuật ngữ “truyền thống” hay “dân tộc” thường dùng để nhấn mạnh đến cội nguồn văn hóa của điệu múa, cho nên hiểu theo nghĩa này thì hầu hết điệu dân vũ cũng chính là điệu múa dân tộc.

Công dụng của giờ học múa?

Phương pháp giảng dạy tại Tài Năng Việt

Tài Năng Việt áp dụng phương pháp “Mỗi ngày học là một ngày vui” nhằm khơi gợi tình yêu múa ở mỗi trẻ một cách tự nhiên nhất. Bé sẽ được giáo viên hướng dẫn, động viên, khích lệ luyện tập qua 04 bước sau

Bé được giáo viên làm mẫu
  • Làm mẫu có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy trẻ múa do đặc biệt điểm tư duy trực quan hình tượng và cảm thụ của trẻ. Giáo viên sẽ làm mẫu nhiều lần để trẻ bắt chước và học theo.
  •  Giáo viên theo dõi, nắm bắt mức độ nhận biết của trẻ và củng cố nhiều lần để định hình động tác ở trẻ

Bé được giáo viên khuyến khích, động viên
  •  Khi làm mẫu hoặc sau khi làm mẫu có dùng lời nói giải thích bằng yêu cầu, chi tiết và đặc điểm của động tác, bài múa
  • Giáo viên động viên trẻ tưởng tượng khi làm động tác và dùng lời nói khuyến khích nỗ lực ở trẻ.
Bé bắt chước, luyện tập
  • Bắt chước và luyện tập là trọng tâm trong quá trình học và thuộc bài múa

  • Trong mọi trường hợp trẻ phải làm theo cô từ đầu đến cuối bài (ngắn) hoặc từng động tác riêng lẻ (chỉ những động tác khó). Đồng thời, cho trẻ luyện tập làm đi làm lại nhiều lần. Khi nào trẻ đã nắm được khái quát các động tác, giáo viên sẽ chú ý đến những gì trẻ chưa thực hiện được yêu cầu và hỗ trợ chi tiết.
Bé có cơ hội tiếp xúc thường xuyên
  • Giáo dục nghệ thuật nói chung, Giáo dục âm nhạc và múa nói riêng đòi hỏi phải cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với nghệ thuật múa. Do đó, không chỉ bó hẹp hoạt động múa trong giờ dạy âm nhạc. Trẻ cần được xem múa, xem băng hình, các chương trình văn nghệ, các nghệ sĩ biểu diễn thực tế.

Đăng ký